Hệ thống khử khoáng CEDI Báo cáo hoàn thành công ty Freewell Hệ thống xử lý nước thải JK & Freewell Hệ thống xử lý khí thải Lấy mẫu không khí Máy ASS Máy sắc ký khí Chứng nhận đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường

Hỗ trợ trực tuyến

Hồ Chí Minh

Ms Dương0916633438
Ms Tuyền0916902278
Ms Quỳnh0918001747

Lọc nước gia đình

Mr Huy0984198519

Tây Nguyên

Ms Uyên02633989696
Ms Tiên02633989499
Ms Hiền02633 998182

Liên kết website

FACEBOOK

Tiêu Điểm >>Ban hành thông tư 35/2015/TT-BTNMT

Ban hành thông tư 35/2015/TT-BTNMT

Ngày 30/6/2015 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành Thông tư 35/2015/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thông tư này quy định chi tiết Điều 65, Điều 66 Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều 7, Điểm c Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 29, Khoản 1 Điều 34 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ.

 

Thông tư 35/2015-TT-BTNMT áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mà liên quan đến các hoạt động bảo vệ môi trường trong khu kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

 

Về bảo vệ môi trường trong khu kinh tế

Cơ quan thành lập, mở rộng khu kinh tế phải có trách nhiệm đánh giá khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường của khu kinh tế.

 

Cơ quan thành lập, mở rộng khu kinh tế phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường tổ chức thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường. Bộ TNMT sẽ khảo sát, kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu , lấy mẫu phân tích…, lấy ý kiến tổ chức, cá nhân liên quan.

 

Công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu kinh tế : Cơ quan đề nghị thành lập, mở rộng khu kinh tế có trách nhiệm lập quy hoạch, xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu kinh tế. Các công trình bao gồm: Hệ thống thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn; Hệ thống thu gom và thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải; Mạng lưới các điểm quan trắc chất lượng môi trường xung quanh; Quy hoạch diện tích cây xanh; Các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác.

 

Bảo vệ môi trường khi điều chỉnh quy hoạch trong khu kinh tế. Khi có điều chỉnh quy hoạch trong khu kinh tế, trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường về khả năng đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường của khu kinh tế.

 

Về bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp.

Các dự án trong khu công nghiệp đảm bảo giảm thiểu ảnh hưởng của các loại hình sản xuất gây ô nhiễm; có khoảng cách an toàn môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường được bố trí phù hợp với các loại hình đầu tư trong khu công nghiệp. Diện tích cây xanh chiếm tối thiểu 10% toàn khu công nghiệp.

 

Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. Hạ tầng kỹ thuật cần được đầu tư kỹ, các hệ thống bao gồm: : hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải), khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.

 

Quản lý nước thải công nghiệp. Nước thải các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp cần được xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Mạng lưới thu gom và hệ thống thoát nước mưa, nước thải cần bảo dưỡng, duy tu định kỳ thường xuyên.

 

Quản lý khí thải và tiếng ồn trong khu công nghiệp. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phát sinh khí thải, tiếng ồn phải đầu tư, lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, giảm thiểu tiếng ồn bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Đồng thời đăng ký chủ nguồn khí thải, quan trắc khí thải tự động cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương.

 

Quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong khu công nghiệp. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phải phân loại chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại; tự xử lý hoặc ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2015.